Đồng phục bảo vệ chuyên nghiệp và những quy định cần biết

Đồng phục bảo vệ thuộc hầu hết các đơn vị dịch vụ bảo vệ trên nước ta hiện nay phải tuân thủ đầy đủ các quy định căn bản của Nhà nước. Đó là những quy định gì? Sẽ rất thú vị nếu tìm hiểu và biết thêm về lĩnh vực này đấy nhé!

Trước nhu cầu tuyển dụng bảo vệ hiện nay, người ứng tuyển bên cạnh việc đáp ứng được các yêu cầu xét tuyển từ công ty bảo vệ, tham gia các khóa huấn luyện, đào tạo thì còn phải có chứng chỉ bảo vệ nếu xác định muốn theo đuổi ngành nghề này và có nhiều cơ hội thăng tiến. Từ chứng chỉ bảo vệ , người bảo vệ trước khi tiếp nhận công việc sẽ được cung cấp đồng phục bảo vệ. Bộ đồng phục này được thiết kế dựa theo các quy định cơ bản sau:

Quy định về quần, áo của nhân viên bảo vệ

Tại Việt Nam, đồng phục bảo vệ thường có 2 loại: Đồng phục dành cho mùa hè và đồng phục mùa đông.

  • Đối với đồng phục mùa hè: Áo sơ mi ngắn hoặc dài tay, cổ bẻ, có màu xanh nước biển, thân trước có 2 túi may ốp ngoài, nẹp viền nối ở giữa, vai trái của áo có gắn logo của công ty, miệng túi áo bên trái cũng có một logo nhỏ. Loại quần các nhân viên bảo vệ được cấp là quần tây màu xanh hoặc đen, mặt trước có túi chéo, mặt sau là túi mố có nắp.

Đồng phục bảo vệ vào mùa hè

  • Đối với đồng phục mùa đông: Nhân viên bảo vệ sẽ được mặc áo kiểu veston có túi mai ốp ở mặt ngoài. Các chi tiết về logo tương tự như áo mùa hè. Loại quần được sử dụng cũng không khác so với mùa hè.

Bên cạnh quần, áo thì các phụ kiện đi kèm như giày, mũ,… cũng được thiết kế theo quy định của các công ty bảo vệ.

Quy định về cầu vai của nhân viên bảo vệ

Cầu vai, ve áo là những vật dụng dùng để phân cấp nhân viên bảo vệ. Chúng được thiết kế đồng màu với màu quần, có các vạch ngang màu vàng và viền màu đỏ ở hai cạnh bên kèm theo cúc kim loại màu trắng bạc có in hình hai bông lúa vắt chéo ôm lấy ngôi sao nhỏ. Nhìn vào cầu vai trên đồng phục bảo vệ , chúng ta có thể biết được vị trí cụ thể mà họ đang đảm nhiệm. Chẳng hạn như: cầu vai 3 vạch là chỉ huy cấp phòng, cầu vai 2 vạch là chỉ huy cấp đội và 1 vạch là nhân viên bảo vệ thông thường.

Cầu vai, ve áo của nhân viên bảo vệ

Quy định về chứng chỉ bảo vệ

Như đã nói ở trên, bên cạnh đồng phục thì người bảo vệ chuyên nghiệp muốn gắn bó lâu dài cũng như thăng tiến và được nhiều người yêu quý, tin tưởng thì phải có chứng chỉ bảo vệ. Chứng chỉ này được cấp bởi đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà nhân viên ấy trực thuộc, yêu cầu có dấu đỏ, có chữ kí xác nhận của cấp lãnh đạo và chứng nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về nguồn gốc, xuất thân của người đó.

Chứng chỉ bảo vệ thường có kích thước chung là 9x6cm, mặt trước màu xanh lá cây, được làm nổi bằng hoa văn chữ in màu gạch đỏ, giữa giấy có ghi đầy đủ các thông tin cần thiết như tên doanh nghiệp, tên nhân viên, ngày cấp,.v.v.

Đồng phục của nhân viên bảo vệ cùng những quy định căn bản đã và đang tạo nên sự đồng bộ, thống nhất và quy cũ trên diện rộng. Điều này cũng phần nào mang dịch vụ bảo vệ đến gần hơn với nhiều người với niềm tin về sự an toàn và an nình tuyệt đối.

>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn tuyển nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp