Trách nhiệm pháp lý của nhân viên bảo vệ khi làm mất tài sản

Một nhân viên thuộc công ty bảo vệ chuyên nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý gì khi sơ ý để mất tài sản của cá nhân hay đơn vị mình tiếp nhận nhiệm vụ? Câu trả lời sẽ có qua những thông tin cơ bản sau đây!

Là một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, dù có tận tâm và cố gắng đến đâu thì trong quá trình làm việc, bạn cũng khó tránh được những rủi ro ngoài ý muốn. Một trong số đó là việc tài sản của cá nhân, đơn vị mà bạn tiếp nhận nhiệm vụ trông coi, bảo đảm an toàn bị mất cắp. Vậy thì trong trường hợp hợp này, người bảo vệ phải chịu những trách nhiệm pháp lý gì?

Trách nhiệm của nhân viên bảo vệ khi làm mất tài sản xét về tình

Xét về tình, người bảo vệ đã cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sự cố xảy ra là ngoài ý muốn. Chính vì thế, việc tài sản của cá nhân hay đơn vị bị mất cắp không thể đổ lỗi hoàn toàn cho họ.

Trách nhiệm pháp lý của nhân viên bảo vệ khi làm mất tài sản

Nhân viên bảo vệ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý khi làm mất tài sản trong lúc thực thi nhiệm vụ (Ảnh minh họa)

Trong trường hợp này, có thể tùy vào tình tiết sự việc hoặc thái độ của nhân viên bảo vệ để xử lý. Thường thì các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau và đưa ra mức bồi thường hợp lý cho người hay đơn vị bị mất tài sản. Nếu nhân viên bảo vệ trực thuộc dịch vụ bảo vệ thì có thể đơn vị dịch vụ đó sẽ làm việc và chịu trách nhiệm về vụ việc này.

Như vậy, xét về tình, sự việc nhân viên bảo vệ làm mất tài sản khi thực thi nhiệm vụ có thể giải quyết thỏa đáng và không cần đến sự can thiệp của pháp luật.

Trách nhiệm của nhân viên bảo vệ khi làm mất tài sản xét về lý

Căn cứ theo hợp đồng lao động giữa nhân viên bảo vệ và công ty bảo vệ, trong trường hợp tài sản của khách bị mất cắp, cả công ty và cá nhân người bảo vệ điều phải chịu trách nhiệm. Cụ thể:

Về bồi thường thiệt hại: Theo điều 618 bộ luật dân sự 2005: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Có nghĩa là trong trường hợp này, đại diện công ty bảo vệ sẽ đứng ra chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi thường khoảng thiệt hại.

Tuy nhiên, sau đó, nhân viên bảo vẫn phải tường trình rõ ràng vụ việc với công ty. Nếu nguyên nhân gây mất tài sản là do lỗi của nhân viên bảo vệ thì nhân viên đó phải bồi hoàn lại số tiền mà công ty đã bỏ ra bồi thường thiệt hại cho khách. Trong trường hợp nhân viên bảo vệ chứng minh được mình không có lỗi thì khoảng bồi hoàn sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của vụ việc và thỏa thuận giữa các bên. Quy tắc này căn cứ vào điều 131: "Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động”.

Như vậy, trong quá trình tiếp nhận công việc, nếu chẳng may làm mất tài sản của cá nhân, đơn vị trực thuộc khu vực mình quản lý, người bảo vệ không cần phải lo lắng và hoang mang quá nhiều. Tùy thuộc vào mức độ của sự việc mà sẽ có cách xử lý hợp tình, hợp lí đảm bảo quyền lợi giữa các bên.

>>> Xem thêm: Khi nào nhân viên bảo vệ được sử dụng dụng cụ hỗ trợ?